1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Tại sao nhiều trẻ em bị đau dạ dày nhiễm khuẩn HP?

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi DONGYSONHA, 29/8/18.

  1. MB+ - Vi khuẩn HP viết tắt của Helicobacter pylori (HPylori) là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng, thậm chí gây ung thư dạ dày.
    Trẻ em bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP thường có các triệu chứng:
    + Buồn nôn, nôn.
    + Kém ăn, biểu mệt mỏi
    + Đau bụng, đau âm ỉ hoặc rát ở bụng, thường ở vùng dưới ê xương sườn và trên rốn xảy ra 2-3 tiếng sau bữa ăn.
    + Cơn đau này thường trở nên nặng hơn khi bụng đói hoặc xảy ra vào ban đêm.
    + Các cơn đau thường hết hoặc giảm ngay khi người đó ăn thức ăn, uống sữa hoặc uống thuốc kháng axit.
    + Nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng có thể bị chảy máu, nôn ra máu, phân có màu đen.
    + Trong một số trường hợp trẻ em có thể không có các triệu chứng rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng đau. Vì vậy rất khó biết được trẻ em có bị nhiễm HP hay không. Cách tốt nhất là cho bé đi xét nghiệm dịch hoặc test hởi thở để có kết luận chính xác.
    Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn HP cho trẻ em chủ yếu lây qua đường ăn uống. Khi trẻ em đi nhà trẻ, lên lớp chưa ý thức được nên thường dùng chung cốc uống nước. Nếu trong lớp có một cháu bị nhiễm khuẩn HP thì các bạn khác rất có nguy cơ nhiễm lây nhiễm khuẩn HP.
    Văn hóa dùng đũa, thói quen ăn uống của người Việt cũng là một nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn HP, tái phát không những cho trẻ em mà cho cả người lớn. Dùng đũa để gắp chung thức ăn dễ lây nhiễm HP và một số bệnh khác như: Viêm gan B, Mononucleosis, Lậu, Cảm cúm, Rubelia, Lao phối do trực khuẩn, Mụn rộp sinh dục...
    Do đó nhiều bệnh nhân đã điều trị khỏi nhưng vẫn bị tái phát.
    Để phòng tránh làm nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP cho trẻ em, chúng ta cần giải thích, nâng cao kiến thức cho trẻ em trong vệ sinh ăn uống như: Rửa tay trước khi ăn, không dùng chung bát đũa, giảm thiểu tiếp xúc với người có bệnh...
    Điều trị HP phải dùng thuốc Tây y hoặc Đông Tây y kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.
    30706516_393547627785686_2376969222413615104_n.jpg

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này