1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Nơi tư ấn giáo dục hàng đầu Việt Nam

Thảo luận trong 'Đồng hồ, Trang sức' bắt đầu bởi dangtinthucong, 19/7/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. MB+ - Bằng chứng giải thích tại sao con người lại có vân tay
    Dấu vân tay không giúp các loài linh trưởng cầm nắm như trước đây chúng ta vẫn nghĩ, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra điều này. Trên thực tế chúng lại làm giảm sự ma sát cần thiết để có thể nắm được các bề mặt trơn nhẵn. Hiện tiến sĩ Roland Ennos cùng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Manchester đang nỗ lực tìm hiểu: tại sao chúng ta lại có vân tay?
    Tiến sĩ Ennos thuộc Khoa khoa học đời sống, đại học Manchester, cho biết: “Tôi đã suy nghĩ vấn đề này nhiều năm nay và cũng đã nghiên cứu nó. Tôi nhận ra rằng da có tính chất của cao su do vậy các đường gờ vân tay trên thực tế làm giảm khả năng cầm nắm”.
    “Thí nghiệm của chúng tôi - sử dụng một chiếc cốc nhựa để tạo một chiếc máy đơn giản trong phòng thí nghiệm - đã chứng minh rằng tôi đã đúng”.
    Ông thêm rằng: “Điều thú vị là không chỉ có các động vật linh trưởng có dấu vân tay mà gấu túi thuộc nhóm động vật có túi cũng có dấu vâ tay. Trong khi đó những con khỉ ở Nam Mỹ lại có vân ở đuôi của chúng”.
    “Vậy thì những cái vân đó để làm gì? Giả thuyết mà tôi cho rằng phù hợp đó là các loài vật này cho phép da thay đổi, từ đó tránh bị phồng rộp. Đó là lý do tại sao chúng ta bị rộp lên ở các phần mềm trên tay và chân, chứ không phải ở các phần có nếp gấp ví dụ như lòng bàn tay hay bàn chân”.
    “Hiện chúng tôi đang kiểm chứng giả thuyết này cùng hai giả thuyết khác cho rằng vân tay giúp tăng khả năng cầm nắm đối với các vật thể có bề mặt sần sùi, đồng thời chúng làm tăng độ nhạy cảm cho da”.
    [​IMG]
    Chỉ bằng một chiếc máy đơn giản - gồm 3 mảnh kính pecpech và sự trợ giúp của sinh viên Peter Warman, tiến sĩ Ennos bác bỏ quan điểm tồn tại từ lâu rằng dấu vân tay giúp linh trưởng nắm được. Họ đã thử nghiệm khả năng cầm nắm của Peter trên mỗi ngón tay và cả ngón cái ở 3 độ rộng khác nhau của kính pecpech khi cỗ máy kéo các mảnh kính pecpech xuống nhờ một quả cân đặt trong cốc nhựa. Họ cũng thử nghiệm khả năng cầm nắm ở 3 góc khác nhau bằng cách gập ngón tay và ngón cái. Điều kiện nghiên cứu thay đổi này cho phép họ tách biệt lực ấn từ bề mặt tiếp xúc và tránh được các nhân tố làm thất bại thí nghiệm.
    Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả của họ trên tạp chí Journal of Experimental Biology vào tháng 6 năm 2009. Họ nhận thấy sự chà xát tăng lên cùng với diện tích về mặt, điều này trái ngược với các quy tắc vật lý thông thường cho rằng sự chà xát không thay đổi theo diện tích bề mặt. Đó là do da có tính cao su và không phải là chất rắn bình thường.
    Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành xác định diện tích tiếp xúc bằng cách bao phủ ngón tay và ngón cái bằng mực, sau đó lấy dấu tay bằng nhiều lực ấn khác nhau. Điều này cho thấy dấu vân tay làm giảm diện tích tiếp xúc 1/3 so với da trơn nhẵn, từ đó làm giảm sự chà xát.
    Kết quả cho thấy đầu ngón tay giống như cao su nhiều hơn là chất rắn thông thường, các hệ số chà xát của nó giảm đối với các lực tác động mạnh, còn hệ số chà xát cao hơn khi ngón tay được đặt bằng phẳng hơn trên các phiến rộng hơn, do đó diện tích tiếp xúc cũng lớn hơn. Áp lực làm biến dạng cũng lớn hơn ở áp suất cao hơn, điều này cho thấy sự hiện diện của màng sinh học giữa da và bề mặt.
    Vân tay làm giảm diện tích tiếp xúc đi 1/3 so với da trơn nhẵn, tuy nhiên nó lại làm giảm sự chà xát. Điều này đã gây ra những mối nghi nhờ về chức năng hỗ trợ của chúng. Tiến sĩ Ennos cho rằng: “Thí nghiệm này rất đơn giản, lẽ ra khám phá đó phải được tìm ra từ cách đây 100 năm, nhưng các nhà khoa học đưa ra các giả định và dường như đã nhìn vào các góc độ phức tạp hơn.”
    “Tôi lại có xu hướng nghĩ theo chiều hướng khác, tôi hứng thú với những câu hỏi tại sao và nhìn vào những vật ảnh hưởng đến con người trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mọi người đều cho rằng khoa học là về tất cả những gì không thể, nhưng thực chất không phải như thế. Khoa học giúp chúng ta hiểu biết về thế giới xung quanh mình”.
    Ông thêm rằng: “Cũng có một số lợi ích phụ trong công việc này. Ví dụ một số người chịu thương tổn thần kinh ức chế việc toát mồ hôi lại có ngón tay trơn thì không thể cầm nắm. Chúng ta có thể phát triển một thiết bị nào đó để điều trị bệnh này”.
    Ông cùng nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành làm thí nghiệm để xem bằng cách nào dấu vân tay ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm trên các bề mặt thô ráp và trên bề mặt ướt, để từ đó quan sát liệu có phải chức năng của nó là di chuyển nước sang chỗ khác nhờ các rãnh trên tay hay không. Họ cũng sẽ tiến hành thí nghiệm liệu có phải dấu vân tay giúp hạn chế hiện tượng phồng rộp hay không, và nếu có thì bằng cách nào.

    Sinh trắc học vân tay
    [/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color]
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments1 Đăng bình luận
  3. kieudienk

    kieudienk Thành Viên Mới

    Ngày 29-7, tại TP Cẩm Phả và huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tiếp tục mưa như trút, nhiều khu dân cư vẫn chìm trong biển nước.

    Hàng trăm khối đất đá sạt lở nằm ngổn ngang tại điểm đồi giữa cầu Vân Đồn 2 với cầu Vân Đồn 3 đã chia cắt tạm thời huyện Vân Đồn với khu vực Cửa Ông - Cẩm Phả.

    Mưa lớn kéo dài làm lượng nước kéo theo đất đá từ bãi thải Đông Cao Sơn dồn xuống làm đập 790 (phường Mông Dương, Cẩm Phả) quá tải, xuất hiện vết nứt và có nguy cơ vỡ đập.

    [​IMG]

    Hàng ngàn mét khối bùn đất tràn xuống lấp nhà dân

    Khung cảnh tan hoang bao trùm toàn bộ khu vực tổ dân phố 1 và 2 của khu 4 (phường Mông Dương) khi hàng ngàn mét khối bùn từ bãi thải xỉ than của Công ty cổ phần than Cao Sơn và Công ty cổ phần Than Cọc 6 tràn xuống lấp kín nhà cửa người dân.

    Tranh thủ cơn mưa vừa tạnh hạt vào chiều tối 29-7, hàng trăm người dân khu vực này quay lại ngôi nhà của mình tìm kiếm đồ đạc còn sót lại. Gần 100 ngôi nhà bị bùn đất bao phủ gần như hoàn toàn. Phía xa là bãi thải xỉ than cao hàng trăm mét với nham nhở những điểm sụt lún.

    Chính quyền địa phương phải huy động nhiều máy xúc, xe chở đá để gia cố thân đập tại bãi thải xỉ than của hai công ty này trước nguy cơ vỡ đập có thể xảy ra.

    Vừa nhặt nhạnh lục tìm được vài vật dụng điện tử còn sót lại trong nhà, chị Nguyễn Thanh Nga (tổ 1, khu 4, phường Mông Dương) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại sự việc diễn ra sáng 26-7, thời điểm hàng ngàn mét khối bùn đất tràn xuống lấp kín hàng chục ngôi nhà chỉ trong phút chốc.

    “Nước lũ kèm bùn thải đổ xuống ào ạt sáng 26-7 khiến cả gia đình chỉ kịp bế theo con nhỏ chạy lên tầng 2, trong chốc lát cả khu xóm bị lấp bởi bùn đất và cô lập với xung quanh” - chị Nga cho biết.

    Ông Phạm Thế Kha (tổ dân phố 2, khu 4, phường Mông Dương) hoảng hốt khi chứng kiến cảnh ngôi nhà bị vùi lấp hoàn toàn khi bùn thải tràn về.

    Ông Kha cho biết trước đó đã kiến nghị với địa phương đề nghị hai công ty này phải di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm của bãi thải cao hàng trăm mét.

    Tại huyện Vân Đồn, đến chiều tối 29-7 hàng trăm khối đất đá bị sạt lở tại khu vực đồi núi giữa cầu Vân Đồn 2 với cầu Vân Đồn 3 chưa được thu dọn xong khiến toàn huyện Vân Đồn vẫn tạm thời bị chia cắt với bên ngoài.

    Hàng dài xe của khách du lịch chờ được thông xe ở hai bên cầu. Chị Nguyễn Thị Nguyệt cho biết bị kẹt tại khu vực Vân Đồn đã ba ngày nay, tiền bạc và đồ ăn mang theo cũng đã cạn dần nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi vì đường chưa được khơi thông.

    Khu vực Bản Sen của huyện Vân Đồn bị cô lập. Nước lũ dâng cao khiến toàn bộ 27 hộ dân trong thôn này bị ngập trắng, tuyến đường vào thôn cũng bị phá hỏng hoàn toàn, rất may không có thiệt hại về người.

    Ông Hà Văn Hiền - chủ tịch UBND phường Mông Dương - cho biết hiện nay để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, địa phương chủ động phối hợp cùng cán bộ chiến sĩ Quân khu 3 tổ chức đưa trên 220 hộ dân tại những điểm xung yếu trong vùng ảnh hưởng của bãi thải xỉ than thuộc khu 3, khu 4... về nơi an toàn và đảm bảo về lương thực, thực phẩm thiết yếu trong quá trình vận chuyển hàng đi Quảng Ninh.

    Ngập ngụa trong bùn đất

    Sáng 29-7, phường Hà Khánh - nơi có những khu dân cư bị ngập lụt nặng nhất tại Hạ Long - nước đã rút, để lại bùn đất lầy lội khắp nơi. Mọi con đường dẫn vào các khu 1, khu 2 (phường Hà Khánh) đều ngập bùn đất cao đến ngang đầu gối.

    Một số nhà dân ở các khu vực trũng bị biến thành “đầm lầy” bởi bùn đất, nước vẫn còn đọng lại đến ngang bụng người.

    Sau hai ngày bỏ nhà, bỏ tài sản chạy mưa lũ giữa đêm, bà Đỗ Thị Chính (59 tuổi, phường Hà Khánh) trở về nhà và bàng hoàng chứng kiến toàn bộ đồ đạc của gia đình nằm sâu dưới đống bùn lầy.

    Bà Chính kể khoảng 2g khuya khi cả nhà đang ngủ say, bà cảm thấy ở nơi giường ngủ bị ướt, tỉnh giấc mới biết nước lũ đang tràn vào nhà. Vì không kịp chạy, bà Chính phải chui lên gác xép ngồi co ro, cả đêm ngâm mình trong mưa và nước lụt.

    “Lúc đấy tôi lo lắng nhất là con dâu vừa mới sinh và cháu nội mới được hai tuần tuổi. Cả nhà cuống cuồng cho hai mẹ con cháu vào thùng phuy rồi bơi và đẩy ra ngoài sang nhà hàng xóm trú nhờ. Toàn bộ đồ đạc trong nhà trôi theo nước lũ, đàn gà 20 con cũng bị cuốn. Giờ mất sạch rồi, trắng tay rồi” - bà Chính khóc nấc.

    Cũng giống như nhiều hộ dân khác tại phường Hà Khánh, gia đình ông Tô Văn Thắng và bà Nguyễn Thị Xuyến rơi vào cảnh trắng tay sau cơn lũ.

    Bà Xuyến khóc nấc kể lại thời khắc kinh hoàng khi dòng lũ cuốn vào nhà: “4g sáng
    28-7, khi hai vợ chồng đang ngủ thì nước lũ bắt đầu tràn vào nhà, nước dâng lên ngập giường rồi ngập cả tủ tivi, vợ chồng tôi phải chạy vội lên gác xép thoát thân.

    Đến khoảng 7g sáng, nước đã dâng lên gần 2m và sắp chạm trần nhà, tôi định đập ngói nhà chui lên thì lực lượng quân đội vào ứng cứu đưa hai vợ chồng thoát ra ngoài”.

    Sau khi nước rút, toàn bộ ngôi nhà rộng khoảng 50m2 ngập ngụa trong bùn đất, đồ đạc trong gia đình phần lớn bị cuốn trôi.

    Ông Nguyễn Thanh Bình, bí thư chi bộ khu phố 2 (phường Hà Khánh), cho biết tại đây có 350 hộ bị ngập nặng, trong đó hơn 150 gia đình bị mất trắng tài sản vì không kịp di chuyển do nước lũ ập đến quá nhanh.

    “Do dân chủ quan, chính quyền không quyết liệt”

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Long, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhận định nguyên nhân khách quan đây là diễn biến hết sức bất thường của thời tiết, trận mưa này được đánh giá lớn nhất tại Quảng Ninh trong 40 năm qua.

    “Lượng mưa hội tụ lại quá lớn, như một dòng thác chảy từ trên trời rơi xuống đúng địa bàn TP Hạ Long và phường Quang Hanh (Cẩm Phả). Với lượng mưa trên 800mm và mưa liên tục thì hơn 40 năm nay chưa có trận mưa nào lớn như vậy. Thứ hai là vì hạn chế nên hệ thống thoát nước trong các khu vực đô thị không thoát nước kịp trong thời gian ngắn nên gây ra úng ngập trên diện rộng” - ông Long nói.

    Ông Long cho biết thêm nguyên nhân khiến nhiều người thiệt mạng trong mưa lũ là do người dân chủ quan và chính quyền cơ sở không quyết liệt trong công tác di dời dân. Chỉ tính riêng TP Hạ Long, trong số 12 người thiệt mạng thì có 11 người bị vùi lấp do sạt lở đồi làm sập nhà cửa.

    “Do đặc điểm của Hạ Long nằm trên các sườn núi, mưa lớn như vậy thì các túi nước trên núi dễ bị bục và gây nên sạt lở. Thế nhưng ý thức của người dân còn chủ quan, yêu cầu di dời khỏi nhà mà nhiều người không chịu đi, mưa lớn mà không chịu ra ngoài, vẫn nằm trong nhà.

    Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo phải tổ chức đưa dân ở những nơi nguy hiểm đến nơi an toàn nhưng chính quyền cơ sở vẫn chưa cương quyết, lẽ ra phải có biện pháp cưỡng chế với những hộ dân không thực hiện. Sau này tỉnh sẽ họp, đánh giá rút kinh nghiệm và xử lý trách nhiệm cụ thể” - ông Long nói.

    8.500 hộ dân đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch

    Theo thông tin từ Công ty cổ phần Cung cấp nước sạch tỉnh Quảng Ninh, sự cố đất đá bị trôi từ trên đồi cao xuống làm đứt gãy 70m ống D800 của Nhà máy nước Diễn Vọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp nguồn cấp nước đến 8.500 hộ dân tại Hạ Long, Cẩm Phả.

    Hiện công ty đang huy động các trạm bơm nội bộ bơm nước dự phòng từ các giếng ngầm nội bộ, huy động xe bồn cấp nước sạch cho người dân, tuy nhiên trong vài ngày tới sẽ không tránh khỏi những lúc thiếu nước sạch cấp cho dân. Dự kiến đến ngày 5-8 mới thực hiện xong việc lắp đặt tuyến ống mới.

    Trích từ Tuoitre.vn
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này